Ván MFC và MDF là hai loại gỗ được sử dụng trong hầu hết các công trình nhà ở, văn phòng, bệnh viện, cửa hàng, khách sạn,…. Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều người chưa phân biệt được gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn. Trong bài viết dưới đây, An Viet House sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu thế nào là gỗ MFC và MDF, đặc điểm cũng như ứng dụng của chúng trong đời sống.
NỘI DUNG CHÍNH
So sánh điểm giống và khác nhau của gỗ MFC và MDF
Điểm giống nhau
Thành phần cấu tạo
Gỗ MFC và MDF đều được làm từ các loại gỗ thừa, gỗ vụn, cành cây, nhánh cây của các loại gỗ thịt hoặc thân cây gỗ ngắn ngày như bạch đàn, keo, cao su,…
Các loại gỗ này sau khi được nghiền thành bột, trộn cùng keo chuyên dụng, chất làm cứng, được ép bằng máy thành các miếng cốt gỗ.
Ván gỗ MFC và MDF thân thiện với môi trường, được khuyến khích sử dụng tại các quốc gia phát triển. 80% các công trình nhà ở, văn phòng, cửa hàng,… hiện nay đều sử dụng hai loại gỗ này.
Các loại gỗ
Gỗ MFC và MDF đều gồm ba loại là cốt gỗ thông thường, cốt gỗ lõi xanh chống ẩm và ván chống cháy (có màu đỏ).
Cốt gỗ thông thường có thể sử dụng để sản xuất hầu hết mọi vật dụng nội thất trong phòng.
Cốt chống ẩm thường dùng cho nội thất phòng bếp, nhà tắm, các khu vực phải tiếp xúc nhiều với hơi nước.
Màu sắc, mẫu mã của gỗ MFC và MDF đều rất đa dạng; cung cấp lựa chọn phong phú cho khách hàng.
Điểm khác nhau
Quy trình sản xuất
Gỗ MFC
- Vật liệu gỗ được máy băm nhỏ thành các dăm gỗ
- Sấy dăm gỗ tại nhiệt độ tiêu chuẩn
- Sàng lọc và phân loại dăm gỗ theo kích thước
- Đưa dăm gỗ vào máy trộn cùng chất kết dính
- Tạo hình theo thông số về độ dày và mật độ gỗ
- Ép sơ bộ
- Cắt ván gỗ theo độ dài tiêu chuẩn
- Ép lại ván gỗ một lần nữa dưới nhiệt độ và áp suất cao
- Xén cạnh và loại bỏ các lỗi cạnh
- Mài nhẵn bề mặt
- Kiểm tra lại sản phẩm sau khi hoàn thành
Gỗ MDF
Gỗ MDF có thể được sản xuất theo 2 cách: sản xuất khô hoặc sản xuất ướt.
Quy trình sản xuất khô
- Vật liệu gỗ được đưa vào máy nghiền, tạo thành bột gỗ. Sau đó, bột gỗ được trộn bằng máy với keo và các chất phụ gia, tạo nên bột sợi
- Bột sợi được rải ra bằng máy, san bằng thành 2-3 tầng tùy khổ.
- Các tầng bột sợi được chuyển qua máy ép gia nhiệt thực hiện ép 2 lần:
- Lần 1: Ép sơ bộ – ép các tầng ván gỗ nén lại với nhau
- Lần 2: Ép chặt – tăng độ liên kết và bền chắc giữa các lớp bột gỗ
- Các tấm ván được đưa vào máy cắt theo kích thước tiêu chuẩn và xén cạnh
- Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói
Quy trình sản xuất ướt
- Vật liệu gỗ được nghiền thành bột; sau đó được phun nước làm ướt để vón thành dạng vẩy
- Vẩy gỗ được được rải bằng máy lên mâm ép; ép gia nhiệt lần 1 để tạo độ dày sơ bộ (Ván sơ)
- Ván sơ được cán hơi nhiệt để nén chặt 2 mặt lại và rút nước ra (Giống quy trình làm giấy)
- Ván sau khi ra khỏi dây chuyền được cắt thành khổ theo yêu cầu, xén cạnh, bo biên.
- Xử lý nguội, chà nhám, phân loại và đóng gói
Phân biệt đặc tính của gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn
Gỗ MFC
MFC là viết tắt của Melamine Faced Chipboard – gỗ dăm bề mặt phủ Melamine; bao gồm cốt gỗ ván dăm và giấy trang trí phủ màng nhựa Melamine tổng hợp.
Gỗ ván dăm là loại gỗ băm chứ không phải bột gỗ; do đó, cốt gỗ MFC sần sùi chứ không nhẵn mịn, nhìn bằng mắt thường có thể thấy thành phần dăm gỗ bên trong.
Màng nhựa Melamine có khả năng chống nước, chống mối mọt, chồng mài mòn tương đối hiệu quả.
Khả năng chịu lực của gỗ MFC tốt; đặc biệt là lực thẳng đứng.
Gỗ MFC thường được dùng làm tủ đứng hoặc tủ, kệ bếp.
Khách hàng có thể lựa chọn tùy theo sở thích 130 màu sắc khác nhau của gỗ MFC; bao gồm cả vân gỗ, giả đá, màu đơn sắc,…
Gỗ MDF
MDF là viết tắt của Medium Density Fiberboard – gỗ ván sợi có mật độ trung bình.
Khác với MFC, thành phần chính của gỗ MDF là bột gỗ nghiền nhỏ với tỷ lệ là 75%. Do đó, bề mặt cốt gỗ nhẵn mịn; độ cứng và khả năng chống thấm cũng tốt hơn.
Kích thước tiêu chuẩn của ván gỗ MDF là 1220mm x 2400mm hoặc 1830mm x 2440mm. Độ dày từ 3mm, 6mm, 9mm, 12mm, 15mm đến 25mm.
Bề mặt gỗ MDF có thể phủ melamine, laminate hoặc Veneer gỗ xoan đào, gỗ sồi, gỗ tếch,… Nhờ đó, ván gỗ MDF có vẻ ngoài gần giống với gỗ tự nhiên.
Gỗ MDF còn có thể sử dụng trong các vật dụng nội thất cần có độ uốn cong như mặt bàn, ghế, mặt tủ,…
Giá thành
Thông thường, ván gỗ MFC có giá thành thấp hơn MDF. Tuy nhiên, tùy vào bề mặt phủ, mức giá có thể thay đổi; từ vài chục đến vài trăm nghìn. Bề mặt phủ melamine sẽ có giá thấp hơn phủ laminate hoặc acrylic.
Phân biệt gỗ MFC và MDF cái nào tốt hơn
Gỗ MFC | Gỗ MDF | |
Ưu điểm | – Cứng, chắc, độ bền cao – Bề mặt Melamine giúp có khả năng chống cháy, chống thấm, dễ lau chùi, màu sắc đa dạng – Hạn chế tình trạng cong vênh, mối mọt – Cách âm, cách nhiệt tốt – Thời gian gia công nhanh – Giá thành rẻ hơn MDF | – Độ bám sơn tốt nên có thể sơn nhiều loại màu sắc đa dạng – Bề mặt phủ Veneer đem đến vẻ đẹp gần với gỗ tự nhiên – Hạn chế tình trạng cong vênh, mối mọt, dễ lau chùi – Cách âm, cách nhiệt tốt – Thời gian gia công nhanh – Có khả năng sản xuất các hình dạng đường cong cầu kỳ – Giá thành đắt hơn gỗ MFC nhưng rẻ hơn gỗ Plywood (gỗ ván dán) |
Nhược điểm | – Ván dăm có mật độ gỗ không cao nên dù có độ cứng tốt nhưng khả năng cách âm, chống thấm không tốt bằng ván gỗ mịn – Vì dăm gỗ có kích thước lớn nên khi gia công dễ bị mẻ, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. – Trong các chất phụ gia có Formaldehyde. Nếu sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. | – Chịu lực thẳng đứng không tốt – Trong các chất phụ gia có Formaldehyde. Nếu sử dụng sản phẩm kém chất lượng có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. |
Ứng dụng của gỗ MFC và MDF
Ván gỗ MFC và MDF đều có thể sử dụng trong hầu hết các công trình nhà ở, văn phòng, cửa hàng,…
Các vật dụng thường xuyên phải tiếp xúc với độ ẩm cao như tủ bếp, tủ nhà tắm,… nên dùng cốt gỗ xanh chống ẩm.
Điểm khác nhau cơ bản là ván gỗ MFC chỉ có thể sử dụng theo khối phẳng trong khi ván gỗ MDF có thể uốn cong, dùng làm các vật dụng có hình dáng phức tạp, đa dạng hơn.
Nội thất phòng khách
Nội thất phòng bếp
Nội thất phòng ngủ
Nội thất văn phòng
Mua gỗ MFC và MDF ở đâu?
Lựa chọn đơn vị cung cấp vật liệu uy tín vô cùng quan trọng; không chỉ giúp đảm bảo quy chuẩn chất lượng sản phẩm mà còn hạn chế khả năng gây hại đến sức khỏe của khách hàng.
Nhận thức được điều đó, An Viet House luôn lựa chọn đối tác cung cấp là các nhà cung cấp có tên tuổi, uy tín trên thị trường.
Khách hàng đến với An Viet House sẽ được cung cấp đầy đủ giấy tờ chứng minh nguồn gốc, xuất xứ nguyên liệu và kiểm định về chất lượng, độ an toàn của vật liệu sử dụng.
Để nhận được các sản phẩm nội thất từ gỗ MFC và MDF chất lượng cao, bảo hành uy tín, quý khách vui lòng liên hệ hotline 0965445110 để được tư vấn và báo giá chi tiết.