Gỗ MDF là gì

Gỗ MDF là gì? Những thương hiệu ván MDF được sử dụng phổ biến tại Việt Nam hiện nay

Gỗ công nghiệp MDF ngày càng được ưa chuộng trong việc thi công các công trình nội thất. Chúng có nhiều ưu điểm vượt trội nhưng giá thành lại vô cùng hợp lý và phải chăng. Không những vậy, chúng còn mang lại tính đa dạng và thẩm mỹ trong thiết kế hơn so với các loại gỗ thông thường. Đây là sự lựa chọn tối ưu nhất dành cho nhu cầu về thi công nội thất hiện nay. Vậy, Gỗ MDF là gì? Hãy cùng Anviethouse tìm hiểu một cách chi tiết nhất về loại gỗ này trong bài viết sau đây!

Gỗ MDF là gì?

Gỗ MDF là gì? MDF là loại ván có mật độ sợi trung bình. Về cơ bản đây là một dạng gỗ nhân tạo được làm từ sợi gỗ và các chất kết dính. Để gia tăng độ bền chặt, người ta thường sử dụng kỹ thuật ép nén chặt hiện đại. Mặc dù vậy, MDF vẫn thường được biết đến là tên chung cho các loại gỗ ván ép bột sợi có tỷ trọng trung bình hoặc độ nén cao. Để hiểu hơn về gỗ MDF là gì, hãy cùng tìm hiểu về cấu tạo của loại gỗ này ngay sau đây!

Cấu tạo

Để hiểu hơn về Gỗ MDF là gì, chúng ta có thể xem xét thành phần cấu tạo của nó. Các thành phần chính tạo nên gỗ hoặc ván MDF đó là bột sợi gỗ, bột độn vô cơ, các chất kết dính và chống hủy tự nhiên. Quy trình chính để tạo nên loại gỗ này gồm hai giai đoạn chính đó là làm khô và ướt. 

Đầu tiên là quy trình sơ chế, định hình hay còn gọi là quy trình ướt. Bột gỗ sẽ được thêm nước để làm ướt với mục đích dễ dàng định hình hơn. Sau đó, chúng sẽ được cho lên mâm ép và tiến hành ép nhiệt để đạt được đồ dày vừa phải. Tiếp theo là quy trình cán hơi nhiệt để đẩy hết các nước dư ra ngoài. 

Cấu tạo
Cấu tạo ván MDF gồm có cốt thô và tấm phủ bề mặt

Về quy trình khô, đầu tiên, bột gỗ sẽ được trộn với các chống hủy tự nhiên và chất kết dính để đem đi sấy khô vừa. Lớp bột này tiếp tục sẽ được trải ra bởi máy rải và ép thành từng tấm với độ dày khác nhau. Tùy thuộc vào phân loại khác nhau về tỉ trọng mà các tấm MDF thành phẩm sẽ có kích thước và độ dày khác nhau. 

Sau đó là quy trình ép gia nhiệt được thực hiện nhiều lần. Cho đến khi khô nước hoàn toàn và đảm bảo độ chắc chắn vừa phải nhất. Sau khi ép xong, các tấm ván gỗ này sẽ được gia công thành thành phẩm hoàn chỉnh. 

Kích thước phổ biến

Bên cạnh gỗ MDF là gì, nhiều người cũng có nhiều băn khoăn về kích thước của chúng. Các dạng tấm MDF rất đa dạng về kích thước. Sự đa dạng cho phép người dùng có nhiều lựa chọn với các thông số và mức giá cũng khác nhau. Kích thước phổ biến sẽ có sự khác nhau cho từng loại gỗ. Kích thước phổ biến nhất đó là 1220×2440. Ngoài ra còn các mẫu kích thước được cải tiến như: 1200 x 2401mm, 1220 x 2750mm, 1830 x 2440mm…

Ưu và nhược điểm của gỗ MDF là gì? 

Vậy là chúng ta đã hiểu hơn về gỗ MDF là gì. Có thể thấy, loại gỗ công nghiệp MDF này có rất nhiều ưu điểm. Chúng phù hợp với các công trình dân dụng. Tuy nhiên, bên cạnh đó cũng tồn tại một số nhược điểm. 

Ưu điểm

Các tấm MDF công nghiệp có rất nhiều ưu điểm phù hợp với quá trình thi công và thiết kế. Ưu điểm đầu tiên phải kể đến đó là bề mặt bằng phẳng. Chúng không khó gia công như các loại gỗ tự nhiên. Chúng đã được gia công sẵn sàng cho mọi thiết kế và rất dễ ứng dụng. Và ưu điểm lớn nhất đó là số lượng lớn, có sẵn và giá thành rẻ. Chúng rẻ hơn rất nhiều so với các loại gỗ tự nhiên. 

Nhược điểm

Nhược điểm lớn của loại gỗ MDF này đó là khả năng chịu nước kém. Nếu tiếp xúc với nước thường xuyên trong một thời gian dài, chúng sẽ bị rã ra. Tuy nhiên, nhược điểm này được khắc phục bởi các tấm MDF xanh. Ngoài ra, các tấm MDF cũng bị giới hạn về độ dày và độ dẻo. Do đó, chỉ thi công được các dạng phẳng thay vì điêu khắc hay tạo các nét uốn.  

Hai loại ván gỗ MDF được sử dụng phổ biến làm nội thất tại Việt Nam 

Bên cạnh quan tâm đến gỗ MDF là gì, cũng có nhiều thắc mắc xung quanh phân loại. Có hai loại gỗ ép MDF thường được ứng dụng phổ biến đó là MDF cốt nâu (thường) và MDF xanh chống ẩm. Trong đó, MDF thường được sử dụng cho các mục đích thi công nội thất trong nhà. MDF xanh thường được sử dụng cho các mục đích chống ẩm, chống ẩm cho những nơi có độ ẩm cao. 

Gỗ MDF cốt nâu ( thường)

MDF cốt nâu có kết cấu và cấu tạo theo chuẩn truyền thống ban đầu. Kết cấu của nó vẫn bao gồm các loại bột gỗ, chất chống hủy tự nhiên và chất kết dính. Nhìn chung, tính chống nước, chống ẩm của loại này thường không cao. Do đó, chúng thường được áp dụng cho việc thi công nội thất. Hoặc các chi tiết nhằm gia tăng công năng hoặc thẩm mỹ trong căn hộ hoặc nhà ở. 

Gỗ MDF chống ẩm

Nhằm khắc phục khả năng chống ẩm kém của MDF cốt nâu, người ta đã cải tiến nên MDF lõi xanh. Chúng thường được biết đến với tên gọi là HMR (High moisture Resistance). Đặc điểm nhận diện dễ thấy của loại này là có màu xanh đặc trưng. Nguyên liệu chính được lấy từ bột gỗ rừng ở các vùng nhiệt đới, cận nhiệt đới vì gỗ có tính bền và chịu nước tốt. Ngoài ra, MDF xanh còn được thêm nhiều chất phụ gia bổ sung chống nước. Nhờ vậy, MDF chống ẩm lõi xanh đạt những tiêu chuẩn đặc biệt phù hợp với khí hậu của Việt Nam.  

2 loại phổ biến
Cốt thường và cốt chống ẩm

5 loại phủ bề mặt phổ biến của gỗ MDF là gì?

Để làm phong phú và tăng tính thẩm mỹ cho các tấm MDF, người ta thường phủ thêm một số chất đặc biệt lên bề mặt gỗ. Có 5 loại phủ bề mặt các tấm MDF. Phổ biến đó là Melamine, Laminate, acrylic, Veneer và PU. 

Ván MDF phủ Melamine

Gỗ MDF phủ Melamine có bề mặt cấu tạo từ các chất công nghiệp, gồm 3 lớp. Lớp trong cùng được cấu tạo từ lớp giấy nền có độ cứng và độ dày vừa phải. Lớp thứ hai là có nhiệm vụ tạo vân giả gỗ. Nó góp phần tạo nên tính thẩm mỹ và đa dạng cho các tấm MDF khác nhau. Cuối cùng là lớp màng bảo vệ có tác dụng chống xước, chống ẩm và cách âm cơ bản. 

Ván phủ MElamine và Laminate
So sánh ván MDF phủ Melamine và MDF phủ Laminate

Ván MDF phủ Laminate

Laminate hay còn được biết đến là dạng hợp chất HPL. Nó nhằm giúp nâng cao khả năng chịu nước, chịu nhiệt và chống chịu va đập. Loại ván gỗ MDF này còn có màu sắc rất phong phù và có thể in được nhiều họa tiết hoa văn 3D. Điểm làm cho các tấm MDF phủ Laminate khác với các tấm Melamine nằm ở lớp tạo vân gỗ hay các họa tiết trang trí. Laminate có thể uốn cong, tạo nhiều ứng dụng trong thiết kế nội thất. Bề mặt phủ Laminate cũng rất dễ vệ sinh. 

Ván MDF phủ acrylic

Các loại gỗ ép MDF Acrylic thường được biết đến với tên gọi là lớp Mica. Chúng được đặc trưng bởi bề mặt sáng bóng. Chất phủ có thể là các tấm Acrylic (nhựa trong suốt) hoặc màu sắc đa dạng. Ưu điểm lớn nhất của loại này là rất bền và khó vỡ khi bị tác động vật lý. Chúng thường được ứng dụng trong các không gian nhà bếp, phòng tắm, phòng khách… 

Ván MDF phủ Acrylic
Ván MDF phủ Acrylic

Ván MDF phủ Veneer

Lớp phủ Veneer có thể dán lên hầu hết các bề mặt gỗ ép MDF. Chúng có những đặc tính giống với các loại gỗ tự nhiên và có thể gia công đa dạng để phù hợp với từng kiểu nội thất khác nhau. Lớp phủ Veneer này còn hạn chế được sự cong vênh, phồng rộp khác với các loại gỗ ép khác. Chính vì vậy, chúng thường được ứng dụng cho các loại cửa gỗ, đòi hỏi tính bền lâu năm. 

Ván MDF phủ Veneer
Ván MDF phủ Veneer

Ván MDF sơn phủ PU

Ván MDF sơn phủ PU thực chất là lớp cốt ván MDF được phủ bằng giấy PU. Loại gỗ này có khả năng chống nước và chống nhiệt khá tốt. Loại này được tạo thành từ hai lớp. Lớp cốt ván MDF cũng giống như các loại MDF cốt nâu thông thường. Sau đó sẽ được phủ một lớp sơn giấy PU. Lớp phủ này nhằm mục đích chống trầy xước, chống thấm nước. Đồng thời chúng cũng giúp làm tăng sự đa dạng màu sắc trong lựa chọn để thiết kế nội thất. 

Các thương hiệu gỗ MDF phổ biến tại Việt Nam hiện nay

MDF An Cường

Gỗ công nghiệp MDF An Cường là thương hiệu nổi tiếng ở Việt Nam hiện nay. Về chất lượng, các tấm MDF An Cường luôn dẫn đầu trên thị trường. Tuy nhiên, về giá thành, các tấm MDF An Cường thường cao hơn so với các loại gỗ MDF khác. Chúng có tính chống ẩm và chịu nước khá tốt.  

Chứng nhận ISO 9001 : 2015
Chứng nhận ISO 9001 : 2015
Chứng nhận ISO 14000: 2015

MDF Minh Long

Ngoài An Cường, gỗ ép Minh Long cũng được biết đến là đơn vị cung cấp và phân phối các loại ván gỗ công nghiệp hàng đầu tại Việt Nam hiện nay. Đây cũng là một trong những Là nhà cung cấp vật liệu nội thất gỗ công nghiệp tại Việt Nam trong hơn 10 năm qua. Gỗ Minh Long đa dạng về chất liệu lẫn kiểu mẫu, phù hợp với nhiều mục đích thi công khác nhau. 

Thương hiệu Minh Long

MDF cốt Thái Lan

Gỗ ép MDF Thái Lan cũng rất nổi tiếng. Chất lượng của cốt gỗ MDF Thái Lan không còn gì phải bàn cãi, chúng được đánh giá rất cao và được ưa chuộng nhiều trong thi công thiết kế nội thất. Hơn nữa gỗ MDF cốt Thái Lan có giá thành rẻ hơn so với gỗ MDF An Cường và MDF Minh Long nhưng chất lượng thì không thua kém là mấy. Do vậy với tài chính hơi eo hẹp chút các bạn cũng có thể tham khảo thêm cho nhu cầu gỗ MDF của mình. 

Báo giá nội thất gỗ công nghiệp MDF chống ẩm tại Anviethouse

Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp
Báo giá thi công nội thất gỗ công nghiệp

Ứng dụng của gỗ MDF trong sản xuất nội thất

Với những ưu điểm nổi bật hãy cùng tìm hiểu ứng dụng của gỗ mdf là gì trong thiết kế nội thất. Và nó được ưu tiên sử dụng trong các thiết kế nội thất nào để tận dụng tối đa ưu điểm đó.

Gỗ MDF được ứng dụng nhiều nhất trong nội thất gia đình và văn phòng với khả năng thay thế gỗ tự nhiên gần như hoàn hảo. Tùy vào mục đích của người dùng, gỗ MDF được đặc biệt ưa chuộng trong sản xuất các sản phẩm sau:

Tủ quần áo, tủ bếp, giường ngủ, kệ tivi, kệ trang trí, tủ giày….trong nội thất gia đình

Tủ tài liệu, kệ văn phòng, bàn làm việc, tủ sách….trong nội thất văn phòng, kho xưởng, trường học,bệnh viện…

Gỗ MDF chống ẩm thích hợp dùng cho một số yêu cầu ngoài trời hay nơi ẩm ướt như tủ lavabo, tủ bếp

Làm cửa gỗ công nghiệp

Cốt gỗ MDF dùng để phủ lớp ván lạng veneer hoặc trang trí bằng cách phủ Melamine, Laminate cho các mục đích khác nhau.

Cách phân biệt gỗ MDF với các loại gỗ công nghiệp khác

MFC, MDF và HDF là ba dòng ván công nghiệp được sử dụng rộng rãi trong thiết kế nội thất nhờ giá cả hợp lý, dễ gia công và hiện đại.

Sự khác biệt cơ bản giữa ba dòng ván này là cách làm ra chúng, cấu tạo bên trong của chúng mặc dù bề ngoài cấu thành sản phẩm nhìn na ná giống nhau.

Phân biệt các loại gỗ công nghiệp

Ván MFC là dòng ván dăm cỡ lớn, cốt gỗ có lượng dăm thô từ các loại gỗ ép lại.

Ván MDF là dòng ván dăm trung bình cao cấp hơn MFC, cốt gỗ có lượng bột gỗ được xay nghiền mịn hơn cùng các loại phụ gia ép lại.

Ván HDF là dòng ván dăm có lượng bột gỗ được xay nhuyễn cùng các phụ gia ép lại thành miếng quy cách cao cấp hơn các dòng ván còn lại.

Thiết kế thi công nội thất gỗ công nghiệp MDF chất lượng và uy tín tại Anviethouse

Như vậy, chúng ta đã tìm hiểu một cách chi tiết về gỗ MDF là gì. Bạn đang muốn thiết kế thi công nội thất sử dụng ván MDF hãy đến với Anviethouse. Chúng tôi là đơn vị chuyên thiết kế thi công nội thất trọn gói. Với kinh nghiệm nhiều năm trong thiết kế thi công nội thất, chúng tôi cam kết mang đến cho khách hàng những dịch vụ chất lượng và chuyên nghiệp nhất. 

Trên đây là những thông tin chi tiết nhất về gỗ MDF là gì và những thông tin chi tiết về loại gỗ này. Hy vọng những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho nhu cầu của các bạn. Liên hệ ngay cho chúng tôi để được tư vấn dịch vụ thiết kế thi công nội thất trọn gói thông qua hotline: 0965 445 110.

5/5 - (2 bình chọn)
0965 445 110