“Gỗ veneer sồi, óc chó là gì, có tốt không?” là câu hỏi được nhiều khách hàng đặt ra cho Anviethouse trong thời gian gần đấy. Nhận thấy nhu cầu về loại vật liệu gỗ này đang ngày càng tăng cao cùng với đó là những vấn đề cần tư vấn. Anviethouse đã tổng hợp trong bài viết dưới đây những điều quan trọng bạn cần biết chất liệu gỗ công nghiệp này. Mời các bạn cùng tham khảo!
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Gỗ veneer là gì, có tốt không?
- 2 Quy trình sản xuất gỗ Veneer
- 3 Ưu và nhược điểm của gỗ Veneer
- 4 Các loại lớp phủ Veneer được sử dụng phổ biến hiện nay
- 5 Các loại cốt gỗ phủ Veneer được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay
- 6 Phân loại sự khác nhau giữa Veneer với gỗ tự nhiên và lớp phủ Melamine
- 7 Ứng dụng của Veneer trong sản xuất nội thất hiện nay
- 8 Anviethouse sản xuất và thi công nội thất gỗ Veneer chuyên nghiệp
Gỗ veneer là gì, có tốt không?
Về cơ bản, ván veneer cũng là một loại ván công nghiệp. Nó có cùng thành phần cốt gỗ như các loại ván công nghiệp khác bao gồm: MDF, MFC, HDF, …. Điểm khác biệt của ván veneer nằm ở lớp phủ bề mặt của nó – veneer.
Veneer là những tấm gỗ tự nhiên được lạng ra từ một khối gỗ lớn, có độ dày 0.6 – 3mm. Sau khi cắt ra, veneer được xử lý chống xước, chống ẩm bằng các hóa chất chuyên dụng rồi dán quanh bề mặt cốt gỗ. Điều này giúp ván gỗ tăng độ bền và duy trì giá trị thẩm mỹ lâu dài hơn.
Do có màu sắc, đường vân hoàn toàn tự nhiên, ván veneer là giải pháp giúp tiết kiệm chi phí cho những khách hàng yêu thích phong cách nội thất nguyên bản.
Quy trình sản xuất gỗ Veneer
- Tách vỏ các cây gỗ thịt như sồi, óc chó, thông,…. Sau đó luộc hoặc ngâm để loại bỏ nhựa; phơi khô hoặc sấy
- Lạng gỗ thành các lát mỏng từ 0.6 – 3mm
- Dùng máy sấy công nghiệp sấy khô các lát gỗ. Nên sử dụng máy thay vì phơi khô vì máy có thể điều chỉnh được mức nhiệt độ phù hợp còn ánh nắng mặt trời với nhiệt độ cao sẽ khiến lát gỗ cong vênh hoặc dễ gãy khi bị phơi ngoài trời trong thời gian dài.
- Sử dụng keo UF (thành phần chính từ hợp chất NH4CL) để lăn lên bề mặt cốt gỗ. Ghép veneer vào cốt gỗ rồi ép lại bằng máy ép nguội hoặc nóng. Nên lựa chọn keo UF vì đây là loại keo không gây hại đến sức khỏe con người; kết dính tốt; đóng rắn nhanh và không thấm nước
- Đợi veneer và cốt gỗ kết dính chắc chắn thì tiến hành chà nhám, đánh bóng
- Kiểm tra lại sản phẩm để đảm bảo.
Ưu và nhược điểm của gỗ Veneer
Ưu điểm
- Veneer được cắt ra từ một khối gỗ tự nhiên. Do đó, ưu điểm lớn nhất của nó là có giá trị thẩm mỹ cao, bền bỉ. Dưới tác động của khí hậu, thời tiết, môi trường, veneer không bị nứt, vỡ, ít cong vênh.
- Các đồ nội thất là từ gỗ veneer có vẻ đẹp tương đồng với nội thất gỗ tự nhiên. Đường nét hoa văn phong phú, độc đáo. Song giá thành lại rẻ hơn khá nhiều.
- Bề mặt veneer được xử lý nhẵn bóng, sáng mịn sang trọng. Gỗ chống thấm nước, chống mối mọt. Điều này giúp đồ nội thất có thời gian sử dụng và duy trì được vẻ đẹp lâu dài hơn.
- Khi sản xuất, thợ sản xuất có thể ghép ván gỗ veneer theo nhiều cách khác nhau (ghép chéo, ngang, dọc thớ gỗ, đảo vân,…) để tạo ra những sản phẩm có giá trị thẩm mỹ độc đáo, sáng tạo.
Nhược điểm
- Lớp phủ bề mặt làm từ gỗ tự nhiên nhưng phần cốt gỗ vẫn là cốt gỗ công nghiệp. Vậy nên, khả năng chịu ẩm của ván veneer khá hạn chế. Bạn không nên dùng ván veneer để làm các đồ nội thất tại những nơi tiếp xúc thường xuyên với nước.
- Độ dày của các tấm veneer chỉ từ 0.6mm đến 3mm nên trong quá trình di chuyển, lắp đặt, bề mặt đồ nội thất có thể bị trầy xước, móp méo nếu bị va đập mạnh.
Các loại lớp phủ Veneer được sử dụng phổ biến hiện nay
Gỗ Veneer óc chó
Đây là loại ván veneer được ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường. Veneer óc chó có màu sắc nâu trầm sang trọng. Các mảng vân xoắn đang xen, không đồng đều và đa dạng; tạo nên bề mặt nội thất với vẻ đẹp độc đáo, cao cấp.
Gỗ Veneer sồi
Vân gỗ sồi có hình elip dài, đồng đều và đẹp mắt. Bề mặt gỗ mịn, dễ đánh bóng; giúp làm nổi bật hình dạng vân gỗ một cách tự nhiên.
Ngoài ra, màu sắc của gỗ sồi đồng nhất từ nâu đậm đến nhạt; đem đến cảm giác tươi mới, thanh lịch và ấm áp cho không gian nội thất.
Gỗ Veneer xoan đào
Gỗ xoan đào có màu nâu đỏ đậm rất độc đáo và bắt mắt. Sau khi đánh bóng, các đường vân gỗ trở nên nổi bật với những hình tròn và thẳng đan xen, phức tạp.
Với lớp veneer xoan đào, bề mặt nội thất mang vẻ đẹp tự nhiên cuốn hút; tôn lên cảm giác ấm áp của sản phẩm gỗ.
Gỗ Veneer tần bì
Hình dạng của vân gỗ tần bì là hình thẳng, mảnh và mịn; sắp xếp khá đều nhau. Màu sắc bề mặt gỗ là màu nâu sáng hiện đại, trang nhã.
Veneer tần bì thường được sử dụng trong các thiết kế nội thất trẻ trung, đơn giản.
Các loại cốt gỗ phủ Veneer được sử dụng phổ biến trong sản xuất nội thất hiện nay
Gỗ MDF phủ Veneer
Cốt ván gỗ MDF được tạo ra bằng cách nghiền các nguyên liệu gỗ tự nhiên thành bột. Sau đó trộn cùng các chất phụ gia và keo kết dính. Ép nó dưới áp suất và nhiệt độ cao để đạt được độ cứng và độ dày theo tiêu chuẩn.
Cốt gỗ MDF được chia làm hai loại: cốt gỗ thường và cốt gỗ xanh chống ẩm. Loại cốt xanh chống ẩm sẽ thay thế keo UF (urea formaldehyde) bằng MF (melamine formaldehyde) hoặc MUF (melamine urea formaldehyde) và nhựa Phenolic, giúp chống ẩm tốt hơn.
Ván MDF phủ Veneer có độ bền tốt, màu sắc và đường vân giống hệt gỗ tự nhiên nhưng giá thành chỉ bằng 1/3. Tuy nhiên, khả năng chống ẩm của ván MDF thì không bằng gỗ tự nhiên. Do vậy không nên dùng để làm các vật dụng lắp đặt tại nơi ẩm ướt.
Gỗ HDF phủ Veneer
Quy trình sản xuất của ván gỗ HDF giống với MDF. Nhưng với mật độ gỗ cao hơn, sợi gỗ tự nhiên mịn hơn, loại keo kết dính được sử dụng là loại keo cao cấp hơn, bề mặt được xử lý mịn hơn. Gỗ HDF có độ cứng và khả năng chống ẩm tốt hơn MDF. Nó thể chịu được lực va đập mạnh và môi trường nhiều độ ẩm. Ngoài ra, bề mặt gỗ HDF cũng lưu giữ màu tốt hơn; khó cháy và ít trầy xước khi va quệt.
Với những lý do trên, ứng dụng của ván HDF phủ veneer trong sản xuất nội thất rất linh hoạt. Nó có thể được dùng để làm bàn làm việc, kệ, tủ để đồ hoặc các loại vách ngăn, cửa, ván lót sàn,…
Gỗ Plywood phủ Veneer
Gỗ Plywood đã trở thành loại gỗ được rất nhiều người yêu thích và lựa chọn trong những năm gần đây. Ưu điểm của nó là độ cứng và độ bền cao hơn hẳn các loại gỗ công nghiệp khác. Bên cạnh đó, gỗ Plywood còn ít co ngót, ổn định trong các điều kiện khí hậu và môi trường khác nhau; dễ khoan, cắt, xử lý; có kích thước, độ dày đa dạng.
Để có được những ưu điểm này, gỗ Plywood được tạo nên bằng cách xếp chồng các lớp gỗ mỏng lên nhau (thường là 3 đến 7 lớp) theo hướng đường vân; lấy tấm gỗ ở giữa làm chuẩn. Nhờ đó, sau khi kết dính, ván gỗ có khả năng chịu và phân tán lực tác động tốt hơn. Cốt gỗ đặc nên không bị co rút, chống ẩm tốt hơn.
Phân loại sự khác nhau giữa Veneer với gỗ tự nhiên và lớp phủ Melamine
Sự khác nhau giữa Veneer và gỗ tự nhiên
Như đã nói ở trên, veneer mang đến cho nội thất vẻ ngoài giống với gỗ tự nhiên, rất khó phân biệt.
Điểm khác biệt giữa hai loại vật liệu này nằm ở trọng lượng, cấu tạo mặt cắt và đường vân trên bề mặt gỗ.
Gỗ tự nhiên sẽ luôn nặng hơn gỗ công nghiệp. Cốt gỗ công nghiệp cũng không thể nào đồng nhất như gỗ tự nhiên. Do đó, khi quan sát mặt cắt, ta sẽ thấy ngay đâu là gỗ tự nhiên và đâu là gỗ công nghiệp. Thêm vào đó, để làm thành đồ nội thất, người ta phải ghép nhiều miếng gỗ công nghiệp lại với nhau; hình dạng đường vân trên bề mặt không được liên mạch, màu sắc chênh lệch khá rõ rệt. Điều này sẽ không xảy ra ở nội thất gỗ tự nhiên nguyên khối.
Sự khác nhau giữa Veneer và Melamine
Melamine là một loại giấy nhựa được dán bên ngoài nhằm bảo vệ bề mặt và cốt gỗ công nghiệp. Trong khi đó, veneer được cắt ra từ những khối gỗ tự nhiên. Melamine được làm từ nhựa nên khả năng chống trầy xước, chống ẩm tốt hơn veneer phủ sơn PU.
Ứng dụng của Veneer trong sản xuất nội thất hiện nay
Gỗ công nghiệp phủ veneer có thể ứng dụng linh hoạt trong mọi lĩnh vực sản xuất nội thất; từ lót sàn, ốp tường, làm cửa đến các đồ nội thất như bàn, ghế, tủ, kệ,….
Anviethouse sản xuất và thi công nội thất gỗ Veneer chuyên nghiệp
Ván gỗ nguyên liệu tại Anviethouse luôn được nhập từ các nhà cung cấp có tên tuổi và uy tín trên thị trường, có giấy tờ chứng minh nguồn gốc xuất xứ rõ ràng; qua đó củng cố niềm tin cho khách hàng về những cam kết của chúng tôi trong hợp đồng.
Ngoài ra, quý khách hàng có thể đến tận xưởng của Anviethouse để tham quan quy trình sản xuất các sản phẩm nội thất. Mọi công đoạn từ xử lý, gia công đến lắp đặt, đóng gói đều được tiêu chuẩn hóa theo một trình tự nghiêm ngặt; đảm bảo sản phẩm làm ra đạt chất lượng cao nhất và đáp ứng tiến độ thi công.
Để được tư vấn chi tiết về các sản phẩm gỗ veneer, vui lòng liên hệ Anviethouse qua hotline 0965445110.