Thiết kế phòng bếp không gian mở thích hợp với diện tích đất ngày càng bị thu hẹp tại các thành phố lớn. Do đó, đây là phong cách thiết kế được nhiều người lựa chọn trong thời gian gần đây. Nếu bạn đang tìm kiếm một thiết kế nhà bếp không gian mở tiện lợi, tối ưu công năng, đảm bảo tính thẩm mỹ, hãy đọc ngay bài viết dưới đây của An House. Chúng tôi sẽ giới thiệu đến bạn những mẫu thiết kế nhà bếp mở tiêu biểu, tối ưu nhất.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Lý do nên lựa chọn thiết kế nhà bếp không gian mở
- 2 Các xu hướng thiết kế phân chia không gian phòng khách – bếp nổi bật 2024
- 3 Tổng hợp mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở ấn tượng
- 3.1 Mẫu nhà bếp sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên
- 3.2 Mẫu nhà bếp sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp
- 3.3 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hiện đại
- 3.4 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở phong cách tân cổ điển
- 3.5 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở phong cách indochine ấn tượng
- 3.6 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở tối giản
- 3.7 Mẫu thiết kế nhà bếp và phòng khách trong cùng một không gian
- 3.8 Mẫu thiết kế nhà bếp hướng sáng
- 3.9 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hình chữ L
- 3.10 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hình chữ I
- 3.11 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hình chữ U
- 3.12 Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở sử dụng bàn đảo
- 4 Những điều cần lưu ý để có thiết kế nhà bếp không gian mở hợp lý, tối ưu công năng
- 5 An Viet House – đơn vị thiết kế, thi công phòng bếp chất lượng, uy tín
Lý do nên lựa chọn thiết kế nhà bếp không gian mở
Các thiết kế mở giúp tối ưu không gian. Căn nhà của bạn, nhờ thế, sẽ trở nên thông thoáng, rộng rãi hơn. Điều này cũng tác động tích cực lên tâm trạng, cảm xúc của bạn mỗi khi trở về nhà.
Không gian mở còn giúp việc di chuyển khi nấu nướng trong bếp trở nên thuận tiện, dễ dàng hơn. Bạn sẽ không còn cảm thấy mỗi lần vào bếp là một nhiệm vụ nặng nhọc nữa.
Ngoài ra, việc loại bỏ các vách ngăn sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí thi công. Đồng thời, mở rộng diện tích mặt bằng sử dụng.
Với những ưu điểm như trên, không khó để lý giải tại sao ngày càng nhiều khách hàng lựa chọn phong cách thiết kế mở cho gian bếp của gia đình mình.
Các xu hướng thiết kế phân chia không gian phòng khách – bếp nổi bật 2024
Sử dụng các loại vách ngăn họa tiết
Dù là trong không gian mở, việc phân chia cụ thể từng khu vực cho mỗi phòng công năng vẫn là điều cần thiết. Điều này giúp cho căn nhà của bạn trông khoa học, ngăn nắp và có thứ tự hơn.
Cách đơn giản nhất để phân chia không gian giữa phòng khách và phòng bếp là sử dụng các vách ngăn mỏng, có họa tiết bắt mắt.
Vách ngăn trang trí tạo sự tách biệt hoàn toàn cho hai không gian. Đảm bảo tính riêng tư và tạo điểm nhấn hút mắt cho phòng khách/bếp.
Hiện nay, có rất nhiều loại vách ngăn với hoa văn, họa tiết phong phú, màu sắc, vật liệu đa dạng. Bạn có thể tùy ý lựa chọn theo sở thích.
Thiết kế bàn đảo, quầy bar phân cách trong nhà bếp không gian mở
Ngoài sử dụng vách ngăn, tận dụng bàn đảo/quầy bar để phân chia không gian cũng là một phương án thiết kế được nhiều khách hàng của An Viet House lựa chọn.
Ưu điểm của phương án này là tạo sự kết nối, mở rộng không gian tối đa cho căn hộ diện tích nhỏ. Trong khi, vẫn thể hiện được sự tách bạch rõ ràng giữa không gian phòng bếp và phòng khách.
Quầy bar trong phòng bếp có thể được thiết kế độc lập, gắn tường hoặc kết hợp với bàn ăn.
Thiết kế bậc phân cấp trong phòng bếp không gian mở
Thay đổi độ cao mặt sàn cũng là một cách để phân chia phòng ở trong nhà hiệu quả.
Theo phong thủy, mặt sàn phòng bếp ở phía trong nên thấp hơn phòng khách ở phía ngoài. Như vậy, dòng khí tốt khi chảy vào nhà sẽ tụ lại ở phòng bếp – không gian giữ lửa của gia đình. Giúp gia đình bạn có nhiều tài lộc, may mắn hơn.
Sử dụng sơn tường phân chia không gian
Màu sơn tường dùng để phân chia không gian không nhất thiết phải hoàn toàn khác nhau. Các gam màu đậm nhạt cùng tone sẽ tạo điểm nhấn hài hòa và mở rộng không gian tốt hơn.
Quá nhiều màu sắc tách biệt trong cùng một không gian dễ khiến phòng ở của bạn có cảm giác bị cắt xẻ, thu hẹp.
Bạn cũng có thể sử dụng cùng một tone màu cho cả phòng bếp và phòng khách nhưng tạo điểm nhấn cho từng phòng công năng thông qua vật dụng trang trí.
Tranh ảnh treo tường màu sắc nổi bật là một gợi ý hữu ích.
Tạo điểm nhấn thông qua các vật dụng trang trí nội thất
Những vật dụng trang trí như đèn trần, rèm cửa, chậu cây cảnh… là các chi tiết nhỏ nhưng tạo nên sự khác biệt cho từng không gian nội thất.
Trong thiết kế không gian mở, cách sử dụng các vật dụng trang trí để phân biệt giữa phòng khách, phòng ăn và phòng bếp giúp căn nhà trở nên thú vị, thông thoáng và bắt mắt hơn.
Tổng hợp mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở ấn tượng
Mẫu nhà bếp sử dụng vật liệu gỗ tự nhiên
Ưu điểm lớn nhất của vật liệu gỗ tự nhiên là độ bền cao, an toàn với người sử dụng.
Phòng bếp mở sử dụng gỗ tự nhiên tạo cảm giác trang trọng, ấm cúng.
Các loại gỗ thường được sử dụng trong phòng bếp là gỗ xoan đào, gỗ sồi, óc chó, gỗ hương,…
Mẫu nhà bếp sử dụng vật liệu gỗ công nghiệp
Gỗ công nghiệp với nhiều màu sắc, mẫu mã đa dạng, đem đến cho phòng bếp của gia đình bạn vẻ đẹp hiện đại, sinh động.
Phòng bếp gỗ công nghiệp thường có giá thành phải chăng, độ bền tốt, thích hợp với nhiều diện tích và phong cách nhà ở khác nhau.
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hiện đại
Phong cách hiện đại tập trung vào công năng, sử dụng các đường nét thiết kế cơ bản, đơn giản giúp phòng bếp mở thêm thông thoáng, rộng rãi.
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở phong cách tân cổ điển
Các chi tiết trang trí tinh tế trong phong cách tân cổ điển nâng cao giá trị thẩm mỹ cho thiết kế bếp mở.
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở phong cách indochine ấn tượng
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở tối giản
Phong cách tối giản lược bỏ các vật dụng dư thừa. Kết hợp cùng không gian mở, biến phòng bếp của bạn trở nên tiện nghi, khoa học và rộng rãi.
Mẫu thiết kế nhà bếp và phòng khách trong cùng một không gian
Phòng bếp và phòng khách trong cùng một không gian giúp tối ưu hóa mặt bằng công năng cho các căn hộ diện tích nhỏ.
Mẫu thiết kế nhà bếp hướng sáng
Ánh sáng đóng vai trò quan trọng trong việc làm nổi bật vẻ đẹp của đồ nội thất và giúp phòng bếp trở nên thông thoáng, dễ chịu hơn.
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hình chữ L
Phòng bếp mở hình chữ L đảm bảo không gian lưu trữ và nấu nướng cho gia chủ, đồng thời tạo không gian thông thoáng trong phòng bếp.
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hình chữ I
Thiết kế chữ I đơn giản giúp phòng bếp có khả năng điều chỉnh kích thước linh hoạt, thích hợp với nhiều diện tích nhà ở khác nhau.
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở hình chữ U
Thiết kế chữ U tối đa hóa khả năng lưu trữ cho phòng bếp. Biến phòng bếp của bạn trở nên tiện nghi, đẳng cấp hơn.
Mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở sử dụng bàn đảo
Bàn đảo giúp phân chia không gian và có thể sử dụng như khu vực chế biến/sắp đặt đồ ăn trong phòng bếp.
Những điều cần lưu ý để có thiết kế nhà bếp không gian mở hợp lý, tối ưu công năng
Diện tích và công năng của phòng bếp
Dù là phòng bếp với phong cách thiết kế nào, yếu tố đầu tiên và cơ bản cần đáp ứng vẫn là yếu tố về công năng.
Các kệ, tủ bếp phải được sắp xếp thuận tiện, khoa học, đầy đủ không gian cho dụng cụ và thiết bị phòng bếp.
Diện tích phòng bếp nên cân đối với phòng khách. Đáp ứng đủ không gian cho số thành viên trong gia đình.
Kích thước nội thất phòng bếp phải phù hợp với diện tích gian phòng.
Phong cách thiết kế nội thất thống nhất
Phòng bếp là một bộ phận không thể tách rời trong tổng thể căn nhà. Vậy nên, phong cách thiết kế nội thất phòng bếp cần có sự đồng nhất với phong cách thiết kế chung, tạo tính kết nối và đảm bảo yếu tố thẩm mỹ cho phòng ở.
Mỗi loại hình nhà ở lại có đặc trưng riêng trong thiết kế phòng bếp.
Nhà ở biệt thự thường tách biệt rõ ràng giữa không gian phòng khách và phòng bếp. Mỗi phòng đều có diện tích tương đối rộng rãi, thông thoáng.
Với nhà phố, phòng bếp thường nằm ở vị trí riêng nhưng vẫn có sự kết nối với phòng khách.
Ngược lại, nhà bếp trong căn hộ chung cư hạn chế tối đa sự ngăn cách, thông với phòng khách trong cùng một không gian.
Vị trí phòng bếp đảm bảo tính độc lập, riêng tư
Dù là thiết kế mở, phòng bếp vẫn cần được đảm bảo tính riêng tư. Điều này không chỉ giúp người nấu cảm thấy thoải mái, thuận tiện hơn mà còn tránh gây ảnh hưởng đến các hoạt động khác trong phòng khách.
Bố trí vị trí bàn ăn hợp lý
Những phòng bếp có thêm bàn ăn cần bố trí vị trí bàn ăn hợp lý, tránh vướng víu khi di chuyển.
Bàn ăn cũng có thể được tận dụng làm “mốc” đánh dấu, phân chia không gian.
Dự trù ngân sách
Dự trù trước ngân sách giúp quá trình tư vấn, thiết kế của bạn diễn ra nhanh chóng, thuận lợi hơn.
Kiến trúc sư sẽ dựa vào ngân sách dự tính để đưa ra phương án thiết kế, lựa chọn vật liệu nội thất tối ưu, phù hợp nhất với nhu cầu của chủ đầu tư.
An Viet House – đơn vị thiết kế, thi công phòng bếp chất lượng, uy tín
An Viet House liên tục cập nhật các mẫu thiết kế nhà bếp không gian mở được ưa chuộng nhất hiện nay trên thị trường.
Chúng tôi có đội ngũ thiết kế chuyên môn cao, thợ sản xuất, lắp đặt nội thất lành nghề, đảm bảo mang đến cho khách hàng các sản phẩm chất lượng, đúng quy cách.
Xưởng sản xuất của An Viet House có khả năng cung cấp mọi sản phẩm tủ bếp từ gỗ tự nhiên, gỗ công nghiệp. Nhờ vậy, khách hàng có thể kiểm soát nguồn gốc vật liệu đầu vào và nhận được các sản phẩm đầu ra với giá cả cạnh tranh.
Liên hệ ngay với An Viet House qua hotline 0965445110 để nhận được báo giá và tư vấn chi tiết, nhanh chóng.