Gỗ công nghiệp phủ laminate là gì là những câu hỏi thường xảy ra với khách hàng sử dụng nội thất gỗ công nghiệp. Trong báo giá khách hàng thường thấy: gỗ MDF phủ laminate, tấm Plywood phủ Laminate…và boăn khoăn không biết laminate là gì? Hãy cùng Anviethouse tham khảo qua bài viết dưới đây để có cái nhìn tổng thể hơn về gỗ công nghiệp phủ Laminate.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Gỗ Laminate là gì?
- 2 Bề mặt phủ Laminate là gì?
- 3 Ván Laminate là gì?
- 4 Cấu tạo bề mặt Laminate
- 5 Gỗ công nghiệp phủ Laminate là gì?
- 6 4 loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến thường được phủ bề mặt Laminate
- 7 Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp phủ Laminate
- 8 Gỗ Laminate An Cường – thương hiệu phổ biến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay
- 9 Phân biệt Laminate và Melamine
- 10 Ứng dụng gỗ công nghiệp phủ Laminate trong nền công nghiệp nội thất hiện nay
Gỗ Laminate là gì?
Mọi người hay gọi gỗ Laminate. Vậy gỗ Laminate là gì? Gỗ Laminate thực chất không phải là một loại gỗ như mọi người nghĩ. Nói chính xác hơn gỗ Laminate là một loại gỗ công nghiệp như tấm MDF, MFC…sử dụng bề mặt Laminate.
Gỗ Laminate có tên khoa học là High – Pressure Laminate hay còn gọi là Formica. Đây là loại vật liệu có nhiều ưu điểm nổi bật về khả năng chịu nước, chống ẩm. Sản phẩm có màu sắc và hoa văn phong phú, đa dạng. Chính vì thế loại vật liệu này nhận được nhiều sự quan tâm và tin dùng của khách hàng.
Bề mặt phủ Laminate là gì?
Laminate là một loại chất liệu nhựa tổng hợp cao cấp, có tên gọi Formica.
Chất liệu này giúp sản phẩm có nhiều tính năng vượt trội như chống trầy xước, chống mối mọt, chịu nhiệt, chịu ăn mòn, chống tĩnh điện…

Laminate chủ yếu được phủ lên cốt gỗ ván dăm, MDF, HDF nhằm làm tăng tính thẩm mỹ cho nội thất gỗ và đạt hiệu quả cao trong việc duy trì độ bền lâu.
Hiện nay Laminate đã có dòng post forming để ép dán vào các sản phẩm gỗ uốn cong hay hình dáng phức tạp, mang lại vẻ đẹp duyên dáng và nghệ thuật trong thiết kế.
Ván Laminate là gì?
Là ván gỗ công nghiệp như MFC, MDF, HDF …được phủ bề mặt bằng tấm Laminate.
Ván Laminate có bề mặt đa dạng về hình thái, màu sắc và vân gỗ.
Tấm Laminate phổ thông có độ dày từ 0.5mm đến 1mm. Riêng với tấm Laminate uốn cong thì độ dày thường là 0.5mm.
Ván Laminate thích hợp không gian kiến trúc hiện đại, tạo nét sang trọng trong thiết kế nội thất.
Cấu tạo bề mặt Laminate
Tấm Laminate có cấu tạo bởi 3 lớp:
Lớp Overlay ( lớp màng phủ bên ngoài)
Lớp màng phủ nằm trên cùng được bao phủ bởi một lớp keo Melamine trong suốt, có tác dụng làm ổn định và tạo độ cứng cho bề mặt.
Lớp Decorative paper (lớp phim tạo mầu)

Là lớp phim tạo mầu mỹ thuật. Các mẫu màu và hoa văn đều được thiết kế trên máy rồi in lên chất liệu giấy đặc biệt này. Dưới tác động lực ép ở nhiệt độ cao (220 độ C), lớp Overlay mỏng nóng chảy và bám chặt vào lớp giấy phim, giúp bề mặt tấm Laminate luôn được bền và thật màu.
Lớp Kraft Paper (lớp giấy nền)
Bao gồm nhiều lớp giấy nền Kraft được ép chặt lại với nhau dưới tác động của lực ép ở nhiệt độ cao. Tùy theo yêu cầu độ dày từng tấm Laminate mà giấy nền được tăng giảm sao cho phù hợp.

Hầu hết giấy nền Kraft được làm từ bột giấy và phụ gia ép tuần hoàn ở chế độ cao ( 300kg/cm2 và ở nhiệt độ 125 độ C). Giấy nền Kraft có đặc tính bền, dai và thô, thường có màu xám hoặc màu nâu với định lượng 50-135g/m2.
Gỗ công nghiệp phủ Laminate là gì?
“Gỗ phủ laminate là gì” đang là tìm kiếm nhiều nhất trên mạng xã hội. Đây không phải là tên gọi một loại gỗ. Thay vào đó là cốt gỗ MFC, MDF, HDF, Plywood phủ bề mặt Laminate. Gỗ công nghiệp Laminate thường gồm 2 loại là lõi xanh chống ẩm và lõi vàng thường. Riêng loại gỗ HDF còn có thêm loại lõi đen siêu chống ẩm.

Việc sử dụng lớp phủ Laminate giúp gỗ công nghiệp trở nên sang trọng, tinh tế hơn. Bề mặt gỗ phẳng, mịn và có độ hoàn thiện cao. Từ đó tạo ra những tác phẩm kiến trúc và nội thất cao cấp, tiện nghi.
Gỗ công nghiệp phủ Laminate nổi bật hơn các loại lớp phủ khác như Melamine, Acrylic bởi màu sắc tươi sáng, vân gỗ tự nhiên sinh động, họa tiết bắt mắt.
4 loại cốt gỗ công nghiệp phổ biến thường được phủ bề mặt Laminate
Xét theo cấu tạo cốt gỗ, ván phủ Laminate được chia thành 4 loại sau:
Ván MFC phủ Laminate
Gỗ MFC phủ laminate có cấu tạo cốt gỗ là ván dăm MFC. Bên trên được phủ 1 lớp Laminate. Sản phẩm này rất ít được sử dụng vì vừa tốn thời gian vừa tốn kém chi phí.
Ván MDF phủ Laminate
Tương tự gỗ MFC, gỗ công nghiệp MDF phủ Laminate có cấu tạo cốt gỗ MDF và bề mặt phủ 1 lớp Laminate. Trái ngược MFC, dòng sản phẩm này được ứng dụng phổ biến trong việc gia công nội thất nhờ khả năng chống trầy xước tốt cùng độ ổn định màu sắc. Ván MDF phủ Laminate không bị phai màu theo thời gian. Giá thành gỗ Laminate và nội thất Laminate phù hợp điều kiện tiêu dùng của người Việt Nam.
Ván HDF phủ Laminate
Ván gỗ HDF phủ Laminate nổi bật hơn các loại MDF, MFC ở ưu điểm chịu nước, chịu ẩm tốt. Vật liệu chứa 85% là gỗ tự nhiên. Còn lại là các chất phụ gia chống ẩm, tạo độ cứng chắc.
Gỗ nhựa phủ Laminate
Quá trình gia công phủ Laminate trên bề mặt gỗ nhựa khó hơn so với các loại cốt gỗ khác. Nó đòi hỏi máy móc đồng bộ, hiện đại, nhân công giàu kinh nghiệm. Tấm gỗ nhựa phủ Laminate thẳng tắp được gia công trong thời gian ngắn từ 3 – 5 ngày.
Ưu và nhược điểm của gỗ công nghiệp phủ Laminate
Mỗi vật liệu dán công nghiệp đều có những ưu nhược điểm riêng. Việc hiểu rõ điểm mạnh điểm yếu của gỗ công nghiệp phủ Laminate sẽ giúp quý khách hàng cũng như kiến trúc sư ứng dụng vật liệu hiệu quả, tối ưu.

Ưu điểm
Gỗ phủ Laminate là một trong những vật liệu được ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực sản xuất nội thất từ những hạng mục đơn giản đến những nội thất phức tạp. Sản phẩm nhận được rất nhiều đánh giá cao của các chuyên gia đầu ngành về chất lượng. Một số ưu điểm nổi bật của ván phủ Laminate có thể kể đến như sau:
- Khả năng chịu lực, chịu nước tối ưu.
- Đặc tính chống trầy xước tốt giúp sản phẩm nội thất luôn giữ được vẻ đẹp theo thời gian.
- Chống mối mọt hiệu quả, hạn chế tình trạng co ngót. Đây là điểm cộng nổi bật của tấm phủ Laminate khắc phục các nhược điểm của gỗ tự nhiên.
- Đa dạng về màu sắc, hoa văn từ những vân giả gỗ tự nhiên đến màu sơn đơn thuần, màu kim loại, màu ánh nhũ,… quý khách hàng có thể thoải mái chọn lựa theo nhu cầu và sở thích cá nhân.
- Ván phủ Laminate thân thiện môi trường, an toàn cho sức khỏe người dùng.
- Dễ vệ sinh làm sạch.
- Độ dẻo dai tốt, dễ uống cong. Tấm phủ Laminate được sử dụng cho các bề mặt gỗ có tạo hình bo tròn ở các cạnh.
Nhược điểm
Bên cạnh ưu điểm, ván gỗ phủ Laminate có nhược điểm yêu cầu kỹ thuật keo dán phải hiện đại. Tấm Laminate dễ bị ảnh hưởng khi sử dụng lâu trong môi trường ẩm ướt. Để khắc phục điều này, cần phải trang bị hệ thống máy móc hiện đại và keo sử dụng tốt để đảm bảo độ bền dính của sản phẩm.
Gỗ Laminate An Cường – thương hiệu phổ biến hàng đầu tại Việt Nam hiện nay
Hiện nay trên thị trường có nhiều đơn vị cung cấp gỗ công nghiệp phủ Laminate. Tuy nhiên nếu nhắc đến nhà cung cấp đủ tầm và chất lượng nhất thì An Cường là đơn vị hoàn hảo nhất.

An Cường trực tiếp phân phối 2 dòng gỗ công nghiệp Laminate là Laminate KingDom và Laminate Formica. Các sản phẩm đều có nguồn gốc từ UK. Ngoài ra các sản phẩm gỗ MDF, HDF nhập khẩu từ Singapore hay Malaysia cũng được khách hàng đánh giá cao về chất lượng.
Các sản phẩm nội thất từ gỗ phủ Laminate có độ bền cao hơn 10 năm. Để gia công nội thất từ ván gỗ Laminate đòi hỏi cơ sở sản xuất phải có các dòng máy gia công, chế biến gỗ chuyên dụng.
Phân biệt Laminate và Melamine
Khi nhìn bề ngoài rất khó để phân biệt Laminate và Melamine. Cách đơn giản nhất là kiểm tra độ dầy của vật liệu dán bề mặt này. Laminate có độ dày 0.5-0.8mm, còn Melamine có độ dầy mỏng hơn, chỉ khoảng 0.2-0.3mm. Bạn có thể kiểm tra độ dày bề mặt dán thông qua các vị trí hở như: vị trí khoan dùng để bắt bản lề, tay nắm tủ bếp…

Kiểm tra khả năng chống chầy xước: Dùng vật có độ nhọn cạo lên bề mặt 2 vật liệu, do laminate có khả năng chống trầy xước cực tốt nên bề mặt hầu như không bị ảnh hưởng, vẫn còn giữ nguyên đường vân. Do lớp Melamine khá mỏng nên sẽ bị trầy xước, xuất hiện lớp code gỗ bên trong và sẽ bị mất các đường vân gỗ.
Vật liệu Laminate có thể được uốn cong theo nhu cầu ( tạo dáng quầy, kệ). Còn Melamine bị hạn chế về tạo dáng ( cong, uốn lượn)
Giá thành gỗ phủ Melamine rẻ hơn nhiều so với gỗ phủ Laminate.
Tham khảo thêm Melamine là gì tại đây
Ứng dụng gỗ công nghiệp phủ Laminate trong nền công nghiệp nội thất hiện nay
Gỗ phủ Laminate được ứng dụng phổ biến trong nền công nghiệp nội thất hiện nay. MDF phủ Laminate được sử dụng trong nội thất phòng khách, phòng ngủ như ghế sofa, tủ quần áo, tủ trưng bày, bàn trang điểm.

Gỗ HDF phủ Laminate chủ yếu được dùng làm ốp ván trong môi trường ẩm ướt như phòng bếp, phòng tắm,… Trong khi đó, gỗ nhựa phủ Laminate Sản phẩm được ứng dụng trong hạng mục sản xuất nội thất tủ bếp, bề mặt bàn, bậc cầu thang, vách ngăn phòng nhựa,…

Nội thất gỗ công nghiệp laminate với vẻ đẹp thanh lịch, thời thượng là sự lựa chọn hoàn mỹ cho ngôi nhà theo phong cách hiện đại. Vật liệu này không phù hợp với không gian nội thất phong cách cổ điển, tân cổ điển.Gỗ công nghiệp phủ Laminate được sử dụng nhiều trong thiết kế và trang trí nội thất gia đình, văn phòng. Sản phẩm mang giá trị thẩm mỹ cao, tối ưu chi phí đầu tư. Sự sang trọng và hiện đại từ nội thất ván gỗ này góp phần khẳng định đẳng cấp và vị thế của gia chủ. Với chất lượng ưu việt, ván phủ Laminate sẽ làm bạn và gia đình hoàn toàn hài lòng.
Cửa gỗ Laminate
Cửa làm bằng chất liệu gỗ Laminate không chỉ nhẹ, hạn chế cong vênh mà còn sở hữu nhiều mẫu mã đa dạng, phù hợp với sở thích của rất nhiều gia đình.

Tủ bếp Laminate
Trong hạng mục đồ nội thất, Laminate có tính ứng dụng cao nhất với thiết kế tủ bếp. Những mẫu tủ bếp Laminate thiết kế phong cách hiện đại hoặc tối giản, đi kèm các dòng phụ kiện thông minh giúp nâng cao tính thẩm mỹ và công năng cho không gian nấu nướng.

Giường gỗ Laminate
Những giường gỗ Laminate có thiết kế rất đơn giản bởi màu sắc của Laminate đã mang đến vẻ đẹp hiện đại, làm không gian phòng ngủ trở nên tinh tế hơn nhiều.

Ốp tường, kệ tivi, kệ trang trí bằng gỗ Laminate
Những bức tường gỗ Laminate là giải pháp hoàn hảo thay thế những bức tường bê tông đơn điệu. Kệ tivi, kệ trang trí bằng gỗ Laminate giúp không gian trở nên hiện đại, sang trọng hơn.

Tủ quần áo gỗ Laminate
Tủ quần áo gỗ công nghiệp phủ Laminate không những mang lại độ bền cao cho tủ quần áo mà còn giúp không gian trở nên nổi bật với những màu sắc đa dạng do lớp phủ Laminate mang lại.

Lavabo nhà tắm Laminate
Vật liệu Laminate có thể sử dụng được nước tẩy rửa khi vệ sinh và chịu được nước nên thích hợp để sản xuất Lavabo nhà tắm.

Sàn gỗ Laminate
Với thành phần chính cốt gỗ công nghiệp được phủ Laminate, sàn gỗ Laminate hội tụ đầy đủ những ưu điểm vượt trội như chống mối mọt, chống ẩm, bền màu, không cong vênh và có giá thành hợp lý.

Với bài viết trên hy vọng bạn đã hiểu rõ gỗ phủ Laminate là gì. Quý khách hàng có nhu cầu thiết kế và thi công nội thất vật liệu Laminate trong thời gian nhanh nhất với mức giá phải chăng, xin vui lòng liên hệ Anviethouse qua số hotline 0965.445.110 để chúng tôi tư vấn chi tiết và báo giá tốt nhất.