Bạn muốn tham khảo những mẫu thiết kế phòng massage vip đẹp, ấn tượng và chuyên nghiệp. Những lưu ý và nguyên tắc giúp chủ đầu tư tiết kiệm thời gian và chi phí khi thiết kế thi công nội thất. Hãy cùng Anviethouse tham khảo bài viết dưới đây để có thêm nhiều ý tưởng cho thiết kế spa massage của bạn.
NỘI DUNG CHÍNH
- 1 Top mẫu thiết kế phòng massage đẹp và cập nhật xu hướng
- 1.1 Mẫu thiết kế phòng massage hiện đại
- 1.2 Mẫu thiết kế phòng massage VIP cao cấp, sang trọng
- 1.3 Mẫu thiết kế phòng massage VIP tân cổ điển
- 1.4 Mẫu thiết kế phòng xông hơi massage đơn giản, tinh tế
- 1.5 Mẫu thiết kế phòng xông hơi massage mộc mạc, gần gũi
- 1.6 Mẫu thiết kế phòng xông hơi massage độc đáo
- 1.7 Mẫu thiết kế spa massage phong cách indochine ấn tượng
- 2 Những lưu ý chủ đầu tư cần biết để có thiết kế phòng massage đẹp và chuyên nghiệp
- 2.1 Kích thước đúng chuẩn cho phòng massage
- 2.2 Lưu ý đến yếu tố màu sắc trong không gian
- 2.3 Lưu ý đến cảm nhận của khách hàng thông qua các giác quan
- 2.4 Lưu ý đến chất liệu nội thất của sàn trong phòng massage
- 2.5 Sử dụng gương cho phòng massage
- 2.6 Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp
- 2.7 Lưu ý vị trí của giường trong phòng massage
- 2.8 Thiết kế nội thất thông minh, tối ưu công năng
- 3 Nguyên tắc để thiết kế phòng massage hiệu quả
Top mẫu thiết kế phòng massage đẹp và cập nhật xu hướng
Mẫu thiết kế phòng massage hiện đại
Mẫu 1: Không gian phòng massage hiện đại và chuyên nghiệp

Mẫu 2: Không gian nhẹ nhàng và thanh lịch

Mẫu 3: Nội thất hiện đại nhưng không kém phần sang trọng

Mẫu thiết kế phòng massage VIP cao cấp, sang trọng
Mẫu 4: Thiết kế phòng xông hơi massage VIP cao cấp và thu hút


Mẫu 5: Thiết kế phòng spa massage vip đẹp với tính thẩm mỹ cao

Mẫu thiết kế phòng massage VIP tân cổ điển
Mẫu 6: Không gian phòng massage tân cổ điển sang trọng

Mẫu 7: Phào chỉ trong không gian nội thất giúp tạo điểm nhấn cho không gian

Mẫu 8: Gam màu hồng nhẹ nhàng và thanh lịch

Mẫu thiết kế phòng xông hơi massage đơn giản, tinh tế
Mẫu 9: Thiết kế phòng xông hơi massage với nội thất tối giản

Mẫu 10: Không gian nội thất đơn giản mang đến cảm giác thư giãn cho khách hàng

Mẫu 11: Thiết kế phòng xông hơi massage sang trọng và chuyên nghiệp

Mẫu thiết kế phòng xông hơi massage mộc mạc, gần gũi
Mẫu 12: Không gian phòng massgae mộc mạc, gần gũi và tiện ích


Mẫu 13: Nội thất gỗ mang đến nét đẹp giản dị và mộc mạc cho không gian

Mẫu 14: Thiết kế phòng spa massage gần gũi thiên nhiên

Mẫu 15: Không gian phòng massgae kết nối thiên nhiên

Mẫu thiết kế phòng xông hơi massage độc đáo
Mẫu 16: Không gian phòng massage với thiết kế độc đáo gây ấn tượng

Mẫu 17: Không gian phòng massage gây ấn tượng độc đáo với thiết kế mở hòa cùng thiên nhiên

Mẫu 18: Phòng massage phong cách Nhật Bản ấn tượng

Mẫu thiết kế spa massage phong cách indochine ấn tượng















Có thể quý vị quan tâm:
Mẫu thiết kế phòng phun xăm thẩm mỹ đẹp
Top mẫu thiết kế spa chuyên nghiệp – cập nhật xu hướng mới nhất
Công ty thi công spa chuyên nghiệp tại Hà Nội
Những lưu ý chủ đầu tư cần biết để có thiết kế phòng massage đẹp và chuyên nghiệp
Kích thước đúng chuẩn cho phòng massage
Kích thước chuẩn với mỗi phòng massage nên từ 6 – 8 m2 đối với giường đơn. Kích thước giường massage tiêu chuẩn 70 x 200 cm. Khoảng cách xung quanh giường ít nhất khoảng 90cm để tiện việc di chuyển và làm việc. Phòng massage cũng sẽ cần một số không gian để lưu trữ, khu vực cho bồn rửa…

Tuy vậy rất hiếm phòng massage bố trí một giường duy nhất để phục vụ khách hàng. Một phòng massage nên bố trí tối thiểu 3 giường massage. Điều này sẽ giúp chủ đầu tư tiết kiệm chi phí. Ngoài ta còn tạo sự thuận lợi cho khách hàng vừa thư giãn, vừa trò chuyện với bạn bè, tạo nên bầu không khí thoải mái. Tùy vào số lượng giường massage trong mỗi phòng mà diện tích phòng massage có thể lên đến 40m2.
Lưu ý đến yếu tố màu sắc trong không gian
Bạn nên dùng những gam màu trung tính và trầm ấm cho phòng massage để tạo sự bình yên và thư thái cho khách hàng. Tránh dùng những gam màu rực rỡ sẽ khiến không gian trở nên nặng nề, mệt mỏi.

Những gam màu pastel nhẹ nhàng với gam màu tinh tế cũng là lựa chọn được yêu thích cho phòng massage.
Lưu ý đến cảm nhận của khách hàng thông qua các giác quan
Khách hàng tiếp xúc bằng cách chạm và cảm nhận
Phòng massage cần được giữ ở nhiệt độ phù hợp. Các loại khăn dùng trong nội thất spa cũng cần lựa chọn chất liệu mềm mại. Sàn nhà có thể trải thảm để nâng cao mức độ thoải mái cho khách hàng. Nệm, ga trải giường cho phòng massage cũng cần sạch sẽ và mềm mại.

Khách hàng tiếp xúc bằng thị giác
Yếu tố trang trí sẽ tạo ra những điều mới lạ và đặc trưng cho phòng massage. Những bức tranh treo tường, bức tranh hoa cỏ, thiên nhiên luôn phù hợp để đặt tại nơi đây. Để tạo nên sự khác biệt, bạn có thể treo sơ đồ kinh mạch cơ thể, một vài huyệt vị khách hàng có thể massage tại nhà khi nhức mỏi… Tất cả sẽ làm nổi bật chủ đề cho phòng massage.

Lưu ý chủ đầu tư không nên đặt tủ kính và bàn kim loại trong phòng massage. Điều này có thể khiến căn phòng trở nên nặng nề. Ưu tiên sử dụng những vật liệu có nguồn gốc tự nhiên như gỗ tự nhiên, đá, mây, tre, nứa…Sự mộc mạc của những chất liệu trên giúp khách hàng tận hưởng dịch vụ được trọn vẹn.
Khách hàng cảm nhận hương thơm
Bạn nên hạn chế dùng những mùi quá nồng hay mùi thơm nhiều hóa chất trong phòng massage. Sử dụng nến thơm với mùi hương thiên nhiên, tinh dầu tự nhiên, hoa tươi…sẽ giúp mang đến khách hàng cảm nhận dễ chịu.

Cảm nhận của khách hàng thông qua âm thanh
Yếu tố yên tĩnh là điều quan trọng với không gian phòng massage. Nếu như vị trí phòng massage của bạn nằm tại vị trí không thuận lợi với tiếng ồn bên ngoài nhiều. Bạn nên sử dụng vật liệu cách âm cho căn phòng như cửa sổ kính hai lớp, tường cách âm.

Âm nhạc cũng là một phần không thể thiếu trong những liệu trình massage. Do vậy bố trí hệ thống loa và chọn lọc những bản nhạc nhẹ nhàng giúp cải thiện tâm trạng và tăng hiệu quả trong liệu trình massage.
Ngoài ra âm thanh tiếng nước chảy cũng mang đến cảm giác thoải mái cho đa số khách hàng.
Lưu ý đến chất liệu nội thất của sàn trong phòng massage
Sàn trong phòng massage nên được thiết kế để giảm tiếng ồn tối đa. Vì không gian phòng cần yên tĩnh để khách hàng cảm thấy thư giãn. Sàn gỗ hay gạch vinyl sẽ là lựa chọn tối ưu. Tuy nhiên hai chất liệu này có chi phí tương đối cao. Để giảm chi phí bạn có thể sử dụng gạch men hay sàn nhựa giả gỗ và sử dụng dép đi trong nhà loại êm.

Điều quan trọng cần giữ cho sàn phòng massage luôn sạch sẽ và khô ráo. Bên cạnh đó thảm trải sàn cũng là phương án không tệ.
Sử dụng gương cho phòng massage
Bố trí chiếc gương lớn trong phòng, đặc biệt là gương treo tường sẽ làm cho căn phòng cảm giác lớn hơn nhiều so với thực tế.
Một chiếc gương nhỏ gần lối ra vào giúp khách hàng thuận tiện trong việc kiểm tra diện mạo sau khi massage, trước khi họ rời đi.
Thiết lập hệ thống ánh sáng phù hợp
Nên sử dụng những loại đèn có ánh sáng dịu nhẹ trong phòng massage, sẽ mang lại cảm giác dễ chịu cho khách hàng.

Nếu trong phòng có cửa sổ bạn nên dùng rèm che để ngăn bớt ánh sáng chiếu từ bên ngoài. Qua đó đảm bảo độ sáng trong phòng để thực hiện liệu trình massage.
Lưu ý vị trí của giường trong phòng massage
Giường massage nên đặt cách xa lối ra vào nhất có thể. Điều này tạo tâm lý an toàn và cảm giác riêng tư cho khách hàng.

Thiết kế nội thất thông minh, tối ưu công năng
Nội thất phòng massage cần được thiết kế đơn giản và thông minh. Tránh mang đến cảm giác lộn xộn trong không gian. Với khu vực sảnh, bạn nên bố trí khu vực chờ thoải mái cho khách hàng.

Góc nhỏ để khách hàng cất giữ tư trang, túi xách trong quá trình massage cũng thể hiện được sự tinh tế trong bố trí nội thất. Bên cạnh đó hệ thống bình phong, mành che, vách ngăn cũng không thể thiếu để ngăn cách giữa các giường massage mang đến cảm giác riêng tư, thư giãn cho khách hàng.
Nguyên tắc để thiết kế phòng massage hiệu quả
Xác định đối tượng khách hàng chủ đạo
Khách hàng bạn hướng đến ở độ tuổi và giới tính nào. Phân khúc của bạn là khách hàng bình dân hay cao cấp. Với từng đối tượng khách hàng khác nhau, phong cách thiết kế và cách bố trí nội thất cũng sẽ khác nhau. Do đó việc xác định đối tượng khách hàng chủ đạo là công đoạn quan trọng để có thiết kế phòng massage phù hợp với khách hàng mục tiêu.

Thể hiện cá tính riêng trong phong cách thiết kế
Nếu như thiết kế phòng xông hơi massage của bạn có phong cách thiết kế riêng, tính thẩm mỹ cao, nội thất ấn tượng sẽ tạo ấn tượng với khách hàng về sự chuyên nghiệp. Từ đó gia tăng hình ảnh thương hiệu cũng như sự quay lại của khách hàng trong những lần tiếp theo.

Vì vậy hãy chọn cho spa massage của bạn một phong cách thiết kế rõ ràng và thể hiện cá tính riêng. Tránh sự trùng lặp với những spa massage khác.
Tìm kiếm đơn vị thiết kế thi công chuyên nghiệp
Với một đơn vị thiết kế thi công spa massage chuyên nghiệp bạn sẽ hoàn toàn yên tâm:
Thiết kế đẹp, nhanh, chất và chuẩn để thi công.
Sản phẩm nội thất chất lượng, quá trình thi công chính xác, nhanh chóng, chuẩn tiến độ, hạn chế rủi ro. Từ đó tiết kiệm thời gian và chi phí cho chủ đầu tư.
Chế độ bảo hành, bảo trì rõ ràng theo những điều khoản trong hợp đồng.
Anviethouse với nhiều năm kinh nghiệm trong thiết kế thi công nội thất tự tin mang đến cho khách hàng những thiết kế phòng spa massage VIP đẹp, chuyên nghiệp cùng tính thẩm mỹ cao. Hãy liên hệ ngay với Anviethouse qua Hotline: 0965445110 để đội ngũ kiến trúc sư của chúng tôi có thể hỗ trợ bạn nhanh chóng và chính xác nhất.
4 Replies to “20+ Mẫu thiết kế phòng massage đẹp, chuyên nghiệp – xu hướng 2023”